Tặng quà là hành động trân quý và biết ơn của người tặng đối với người nhận. Sự biết ơn và mong muốn gắn bó này không chỉ được thể hiện sâu rộng trong nền văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, mà rất nhiều nước trên thế giới cũng đều tồn tại.
Sự biết ơn này được thể hiện qua rất nhiều phía cạnh, trong đó có những hoạt động sau:
- Doanh nghiệp tặng quà cho Khách hàng, đối tác, nhân viên của mình
- Nhân viên mua quà tặng Sếp
- Các thành viên trong gia đình cùng tặng nhau để thể hiện tình yêu thương
- Những người yêu thương mua quà tặng nhau
2. Lau dọn nhà cửa
Một năm mới được khởi đầu với 100% sự hưng phấn và mới mẻ. Việc lau dọn nhà cửa vào dịp Tết chính là những hương vị thân thương nhất của Mùa đoàn viên.
3. Chơi hoa
Người Việt thường có thói quen chơi hoa khi Tết đến xuân về. Tùy theo từng vùng miền mà nhu cầu chơi Hoa cũng khác nhau. Miền Bắc thường chơi Đào để đón Tết, miền Nam thì lại ưa chuộng chơi Hoa Mai hơn. Sự hấp dẫn của thú chơi Hoa này là cần phải có kỹ thuật chăm sóc cây, cộng thêm may mắn thì sẽ được hoa Nở vào những ngày cận kề Tết, hay nếu may mắn thì vào trúng ngày 01-01 âm lịch.
4. Đi chợ Tết
Theo quan niệm của người Việt Nam. Thời điểm chuyển giao năm mới trong nhà phải luôn có đủ những sản phẩm thiết yếu, hoa quả, bánh kẹo,.. để một năm mới sung túc và đủ đầy.
5. Gói bánh chưng, bánh tét
Một hoạt động tập thể thường được tổ chức giữa các thành viên trong gia đình. Công việc gói bánh chưng bánh tét giúp các thành viên có nhiều thời gian gần gủi để hiểu nhau hơn. Đến giai đoạn thưởng thức cũng cảm thấy gắn bó và đậm đà hương vị Tết
6. Tiễn ông Công ông Táo về trời
Ông Công được xem là Thần đất giữ nhà, biểu tượng của ông là cây Niêu ngày Tết. Ông Táo là ông vua bếp cai quản việc nấu ăn, thường được miêu tả là bay bằng cá Chép về trời. Cứ vào cuối năm, người dân bắt đầu làm lễ để tiễn ông Táo và ông Công về trời (Hiện nay, tục tiễn ông Công đang bị mai một do người dân không có đất trống để trồng). Một phong tục đẹp với đời sống tâm linh lâu đời của người Việt
7. Đón giao thừa
Đêm giao thừa là buổi tối đẹp nhất khi mà bạn đón năm mới cùng gia đình và những người yêu thương nhất
8. Xông đất mùng 1
Người đầu tiên bước vào nhà (qua cổng chính) vào ngay sau thời điểm giao thừa có ý nghĩa tâm linh rất quan trọng với đại đa số người Việt. Thông thường, gia chủ sẽ nhờ 1 người hợp tuổi để thực hiện trọng trách này, hoặc họ sẽ tự xông đất cho chính ngôi nhà của mình.