Tiếp thị bằng quà tặng là cách làm được nhiều doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến hiện nay và mang lại nhiều hiệu quả nhất định trong kinh doanh, đặc biệt khi muốn tham gia hội chợ triển lãm, làm events; khuyến mãi, làm các chiến dịch Marketing, branding, khai trương, tri ân khách hàng hoặc muốn vinh danh cá nhân…
Tuy nhiên, không ít trường hợp việc tặng quà không còn là “đầu tư” mà trở thành “Chi phí” (“Chi” là “Phí”). Để hạn chế tình trạng này, cần lưu ý tránh một số sai lầm dưới dây:
1. Mục tiêu thiếu/không rõ ràng
Tại sao lại tặng quà? Tặng cho ai? Như thế nào? Quà gì phù hợp?... Việc xác định đúng mục đích và mục tiêu tặng quà sẽ đem lại hiệu ứng đáng kể về mặt thương hiệu cũng như tạo dựng mối quan hệ với khách hàng một cách ấn tượng bền lâu.
Ví dụ:
Quá chú trọng chi phí → Có thể đặt những món hàng kém chất lượng → Để lại ấn tượng xấu → Phản tác dụng của việc tặng quà → Không nên tặng (việc tặng một món quà kém chất lượng còn tệ hơn việc không tặng quà).
Ráng nhớ rằng mục đích của việc tặng quà là để tạo ấn tượng với khách hàng và xây dựng quan hệ với họ, khiến họ nhớ đến doanh nghiệp khi ra các quyết định mua hàng.
Gợi ý: Doanh nghiệp cần đề ra mục tiêu, lượng hóa mục tiêu việc tặng quà và lập kế hoạch kỹ lưỡng để đánh đúng vị trí và trọng tâm.
2. Ít tìm hiểu sở thích của khách hàng
Nhiều manager tin rằng, đã là quà thì đương nhiên khách sẽ nhận thôi! Vậy nếu món quà không phù hợp với sở thích, tính cách… hay các đặc điểm nhận dạng khách hàng/đối tượng mục tiêu của mình sẽ dẫn đến khách không biết dùng vào việc gì → Món quà rất ít được sử dụng → Lãng phí.
Gợi ý: Phân tích sở thích của khách theo một vài tiêu chí sau: Thu nhập, Trình độ, Nghề nghiệp, Giới tính, chức danh…
3. Tặng sai đối tượng
Việc tặng sai đối tượng lại càng trở nên lãng phí nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp thích tặng những món quà thú vị, “không đụng hàng”. Đừng quên rằng mục đích chính của việc tặng quà là để tạo niềm vui cho khách hàng hiện tại và khách hàng mới, đồng thời khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn.
Tặng cho người có thu nhập cao khác người có thu nhập thấp
Tặng cho cấp quản lý/sếp/chủ doanh nghiệp, khác với nhân viên
Tặng cho khách là chủ các đại lý, outlet khác với bác sỹ và khác với khách hàng phổ thông
Tặng khách mới khác khách vip/trung thành
Khách nam khác khách nữ...
Gợi ý: Tìm hiểu khách hàng của mình kỹ hơn để chọn một gói các món quà phù hợp.
4. Thời gian đặt hàng quá ngắn
Các công ty chuyên làm hàng quà tặng/khuyến mãi uy tín có thể hoàn tất một đơn đặt hàng rất nhanh, từ vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên vì thế mà chủ quan và chỉ đặt hàng trước một thời gian quá ngắn (vì khi đặt hàng quá gấp thì có thể bị các nhà cung cấp ép giá).
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nên chuẩn bị đặt hàng khuyến mãi trước thời gian diễn ra sự kiện khoảng một đến ba tháng vì hai lý do:
Gợi ý:
Thời gian sản xuất phụ thuộc các yếu tố: Số lượng; Tồn kho; Loại sản phẩm; Độ khó của sản phẩm; Kỹ thuật in/ấn; SP may mặc khác SP công nghệ; SP trong nước và hàng nhập khẩu…
Cần phải RA QUYẾT ĐỊNH, ra quyết định sớm để chốt sản phẩm, chốt mẫu, chốt phương án → tiết kiệm rất rất nhiều thứ!
5. Thiếu/ không chọn được nhà cung cấp có uy tín
Hiện nay, thị trường có khá nhiều nhà cung cấp quà tặng nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ uy tín của các công ty này trước khi quyết định đặt hàng. Một số nhà cung cấp sẵn sàng cạnh tranh về giá, vì thế ít chú trọng đến chất lượng và dịch vụ hậu mãi.
Một số khác có thể đảm bảo được chất lượng cao, nhưng đôi khi giao hàng không đúng hẹn. Một số khác lại không hề có bộ phận hay người đại diện chăm sóc khách hàng để trả lời cho doanh nghiệp các thắc mắc liên quan đến việc thực hiện đơn đặt hàng…
Gợi ý:
Công ty quà tặng uy tín phụ thuộc: Khả năng cung ứng; Mức độ cung cấp thông tin chi tiết; các chứng thực/chứng nhận; các dự án đã thực hiện; có bao nhiêu giải pháp phòng bị; giá bán; năng lực tài chính…
Tìm kiếm thêm, Phỏng vấn, Thị sát, Đánh giá, So sánh… → Ra Quyết Định → họn NCC phù hợp.
6. Phân phối thiếu hiệu quả/không đồng bộ
Trên thực tế, nhiều công ty không thực hiện kế hoạch phân phát hàng khuyến mãi đúng và đầy đủ như kế hoạch. Chẳng hạn, doanh nghiệp đặt 200 cái USB quảng cáo đúc theo khuôn để phát cho khách hàng thân thiết nhưng việc những cái USB độc đáo đó có đến tận tay khách hàng hay không là một điều… khó biết hết được!
Nhiều trường hợp, hết chiến dịch rồi mà quà tặng vẫn còn → Lãng phí
Vài gợi ý:
Chụp hình khi phát quà, ký nhận khi phát, lập danh sách và chuyển phát nhanh theo lịch; Ai phân bổ? Cái gì? Cho ai? Ở đâu? Phân bổ theo khu vực địa lý hoặc theo ngành hàng; Dán kèm vào sản phẩm chính;…
Trên đây là những gợi ý chân tình nhằm chia sẻ với các AE khi muốn làm quà tặng doanh nghiệp như một giải pháp làm Sales – Marketing, qua đó biến việc tặng quà trở thành một giải pháp mang tính ĐẦU TƯ để gia tăng thêm giá trị cho DN của mình chứ không phải là gánh nặng Chi phí.
Sáng Chúa Nhật; 24/04/2016
NVT